Tổng đài chăm sóc khách hàng
1900636589
Hỗ trợ thanh toán khoản vay
02873012979
  • 08:00 – 20:30, Thứ Hai – Chủ Nhật
Vay tiền Online   Blog - Chia sẻ kiến thức tổng hợp tài chính tiêu dùng hữu ích   Ethereum là gì? Tìm hiểu thông tin cơ bản về Ethereum ETH

Ethereum là gì? Tìm hiểu thông tin cơ bản về Ethereum ETH

  • 02873-036-527
  • Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
  • 500000-10000000 VND
  • https://oncredit.vn/images/logo-img.svg
10 tháng 3 2022

Bên cạnh Bitcoin, Ethereum cũng là một đồng tiền kỹ thuật số/tiền điện tử được chú ý nhiều trong thời gian gần đây. Ethereum (ký hiệu: ETH) là một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất và đứng thứ hai về giá trị (tính đến tháng 10/2021), chỉ đứng sau Bitcoin. Vậy Ethereum ETH là gì? Có lịch sử như thế nào? Có nên đầu tư Ethereum ETH? Cùng OnCredit tìm hiểu chi tiết hơn về Ethereum qua nội dung bài viết bên dưới:

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng điện toán mã nguồn mở và có tính chất phân tán, dựa trên công nghệ blockchain với đồng tiền điện tử riêng có gọi là Ether (ETH) và ngôn ngữ lập trình là Solidity. Ethereum ra mắt vào năm 2015 và đến nay có giá trị đứng thứ 2 trên thị trường tiền điện tử.

Ethereum hoạt động trên một mạng máy tính phi tập trung được gọi là blockchain, sử dụng để quản lý và theo dõi các giao dịch tiền điện tử. Với Ethereum, người dùng có thể giao dịch mà không cần một bên trung gian như ngân hàng. Ethereum cũng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch một cách ẩn danh (mặc dù giao dịch đó được công khai trên blockchain).

Điểm khác biệt giữa Ethereum và Ether

Ethereum là một nền tảng điện toán, được phát triển để xây dựng các ứng dụng và lập trình các hợp đồng thông minh cho mảng tiền điện tử. Giống như blockchain, nền tảng Ethereum có thể được ứng dụng rất đa dạng, chủ yếu là cho ngành tài chính và tiền điện tử/tiền mã hóa.

Ether (ETH) là tiền điện tử của Ethereum, được mua bán qua nền tảng Ethereum. ETH cũng là một trong vô số đồng coin có thể được giao dịch trên Ethereum. Cũng tương tự như Bitcoin, ETH cũng được thưởng cho các thợ đào khi họ thêm các khối vào một chuỗi khối.

Lịch sử của Ethereum

  • 2013: Ethereum lần đầu tiên được đề cập qua sách trắng của Vitalik Buterin với mục tiêu phát triển các ứng dụng phi tập trung. Buterin muốn phát triển ứng dụng blockchain để các tài sản trong thế giới thực (ví dụ như tài sản và cổ phiếu) có thể được gắn liền với blockchain.
  • 2014: Ethereum chính thức được bắt đầu phát triển.
  • 2015: Ethereum tạo ra khối nguyên thủy (genesis block), đánh dấu sự ra mắt chính thức của nền tảng.
  • 2018: Ethereum chiếm vị trí thứ hai về giá trị vốn hóa thị trường, chỉ đứng sau Bitcoin
  • 2021: Giá của ETH đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm ra mắt: 4.865,57 USD vào tháng 11/2021.
  • Ethereum sẽ chuyển sang Ethereum 2.0 và chuyển từ mô hình đồng thuận PoW sang PoS. Tìm hiểu thêm về Proof of Work và Proof of Stake.

Ứng dụng của Ethereum là gì?

Ethereum có thể được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp, cụ thể như:

  • Giao dịch tiền tệ: Với ví tiền điện tử, bạn có thể gửi và nhận Ether hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ bằng Ether (nếu người bán chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử).
  • Hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là một loại ứng dụng không cần cấp quyền, tự động thực hiện các yêu cầu khi đáp ứng đủ các điều kiện của hợp đồng.
  • Ứng dụng kỹ thuật số (còn gọi là Dapps - Digital apps): Ethereum hỗ trợ các ứng dụng kỹ thuật số cho phép người dùng chơi trò chơi, đầu tư, gửi tiền, theo dõi danh mục đầu tư, tham gia mạng xã hội, v.v.
  • NFT - Tài sản không thể thay thế: Ethereum cũng có thể cung cấp môi trường cho NFT và cho phép các nghệ sĩ hoặc những nhà sáng tạo bán tác phẩm nghệ thuật hoặc các mặt hàng khác dưới dạng NFT đến trực tiếp tay người mua bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh.
  • Tài chính phi tập trung: Bằng cách sử dụng Ethereum, người dùng có thể tránh được sự kiểm soát tập trung của chính phủ và các ngân hàng trung ương trong trường hợp muốn chuyển đổi tiền hoặc các tài sản khác.

Tức là Ethereum có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần là một đồng coin mã hóa để đầu tư, giao dịch.

Các dự án dựa trên Ethereum bao gồm hai ví dụ sau:

  • Microsoft và ConsenSys hợp tác để xây dựng Ethereum Blockchain như một Dịch vụ trên Microsoft Azure. Sự hợp tác của Microsoft với ConsenSys nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp và các nhà phát triển một môi trường phát triển blockchain trên đám mây.
  • Liên doanh Advanced Micro Devices và ConsenSys để xây dựng mạng lưới các trung tâm dữ liệu sử dụng cơ sở hạ tầng Ethereum.

So sánh Ethereum và Bitcoin

Bitcoin là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất, có giá trị đứng đầu thị trường tiền điện tử và đồng Ether chỉ đứng thứ hai, ngay sau Bitcoin. Một số khác biệt khác giữa Bitcoin và Ethereum có thể kể đến là:

 

Bitcoin

Ethereum

Tên viết tắt

BTC

ETH

Nguồn gốc

Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, xuất hiện từ năm 2009

Ether là đồng tiền điện tử xuất hiện từ năm 2015, với mục tiêu ban đầu là bổ sung cho Bitcoin. Tuy nhiên sau này lại trở thành đối thủ của Bitcoin

Thời gian để thực hiện một khối

10 phút

12 giây

Giao thức đồng thuận

Proof of Work (PoW)

Từ 2015-2021: Proof of Work (PoW)

Từ năm 2022: Proof of Stake cho phiên bản Ethereum 2.0

Phương thức mã hóa

Secure Hash Algorithm 256 (SHA-256)

Ethash 

Ethereum đôi khi còn được gọi là Bitcoin 2.0 vì nền tảng này được phát triển dựa trên tiềm năng của công nghệ blockchain được giới thiệu cùng với Bitcoin vào năm 2009.

Ưu điểm Ethereum

  • Phi tập trung

Ethereum có tính chấp phi tập trung, tức là không có sự can thiệp từ bên thứ ba, ví dụ như bên cung cấp dịch vụ hay ngân hàng trung ương. Công nghệ blockchain cho phép giao dịch ngang hàng giữa người dùng với người dùng, tức là có thể trao đổi tài sản điện tử hoặc lưu trữ dữ liệu mà không cần trung gian.

  • Tiện lợi

Vì Ethereum có tính phi tập trung nên nếu một nút gặp sự cố cũng không ảnh hưởng đến tốc độ chung. Các mô hình lưu trữ truyền thống và sử dụng máy chủ tập trung sẽ gặp vấn đề về hiệu suất nếu gặp sự cố gián đoạn.

  • Bảo mật

Người dùng nền tảng này có thể ẩn danh, tức là không cần nhập thông tin đăng nhập cá nhân của mình để sử dụng Ethereum.

  • An toàn

Cũng tương tự các ứng dụng được phát triển trên blockchain bất kỳ, Ethereum được phát triển để không bị hack. Để thay đổi dữ liệu trong mạng Ethereum, tin tặc sẽ phải kiểm soát toàn bộ các nút mạng - một điều bất khả thi khi có vô số nút trên toàn cầu.

  • Không cần cấp phép

Có nghĩa là mọi người đều có thể tham gia vào ứng dụng Ethereum, trái ngược với việc tham gia các blockchains được cấp phép (tức là chỉ giới hạn người tham gia từ đầu).

  • Rõ ràng hơn

Các hợp đồng thông minh được mã hóa và trở thành cơ sở để các thỏa thuận, giao dịch trên Ethereum đảm bảo hơn. Ví dụ: Một lao động tự do tìm được một công việc thông qua một dApp trên Ethereum có thể ký hợp đồng thông minh với quy tắc như “Khoản bồi thường X sẽ được thanh toán khi công việc Y hoàn thành” chứ không cần phải chờ giải thích như hợp đồng giấy thông thường.

Những hạn chế của Ethereum

  • Tiêu tốn năng lượng

Vì Ethereum hiện tại sử dụng giao thức đồng thuận PoW nên tiêu tốn rất nhiều năng lượng để đảm bảo các nút đều thống nhất về các thông tin được ghi lại trên blockchain.

  • Độ bảo mật

Giao thức PoW cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi về độ bảo mật. Người ta dễ dàng tìm thấy những lỗ hổng trong hợp đồng thông minh qua blockchain công khai, và những lỗ hổng này cũng cần mất nhiều thời gian để khắc phục.

Tuy nhiên, vào năm 2022, Ethereum chuyển từ giao thức đồng thuận PoW sang giao thức đồng thuận PoS và có thể giải quyết những vấn đề này.

Những nhược điểm khác của Ethereum:

  • Chi phí gia nhập cao
  • Chi phí để phát triển cao
  • Khó sử dụng cho những ai không chuyên về công nghệ

Ethereum 2.0

Ethereum 2.0 - còn được gọi là ETH 2.0 hoặc Serenity - là bản nâng cấp của Ethereum bắt đầu từ năm 2022. Mục tiêu là tăng thông lượng (throughput) giao dịch cho mạng, từ 15 giao dịch mỗi giây lên hàng chục nghìn giao dịch mỗi giây.

Để làm được điều này, nền tảng sẽ chia nhỏ khối lượng công việc giữa nhiều blockchain song song có cùng giao thức đồng thuận PoS. Việc hack bất kỳ chuỗi đơn lẻ nào cũng tương ứng với việc can thiệp vào chuỗi đồng thuận chung - được đánh giá là vô cùng tốn công sức nên không thể có tác nhân nào đe dọa được hệ thống.

Việc chuyển sang ETH 2.0 hiện đang được tiến hành theo 03 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: The Beacon Chain - Chuỗi báo hiệu

Bắt đầu từ 01/12/2020, bắt đầu tạo ra chuỗi khối PoS với tư cách trung tâm của Ethereum 2.0.

  • Giai đoạn 1: The Merge - Hợp nhất

Bắt đầu hợp nhất Beacon Chain với mạng Ethereum ban đầu, đánh dấu sự chuyển đổi hoàn toàn từ PoW sang PoS - Diễn ra vào nửa đầu năm 2022.

  • Giai đoạn 2: Shard chains - Chuỗi mảnh

Bắt đầu phân bổ khối lượng công việc của toàn bộ Ethereum trên 64 mạng mới, khi đó Ethereum 1.0 dự kiến sẽ trở thành một trong những phân đoạn của Ethereum 2.0 - Dự kiến ra mắt vào năm 2022.

Ethereum Classic

Ethereum Classic là tên của chuỗi khối Ethereum ban đầu.

Vào năm 2016, một tập hợp các hợp đồng thông minh trên nền tảng có tên The DAO - một tổ chức phi tập trung - đã huy động được 150 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ cho Ethereum.

Ngay sau đó, một hacker ẩn danh đã đánh cắp 50 triệu đô la DAO token, khiến cho cộng đồng sử dụng tiền điện tử quyết định phân tách mạng lưới để lấy lại số tiền bị đánh cắp. Lúc này, Network fork đã chia chuỗi khối Ethereum thành hai: Ethereum Classic ban đầu và Ethereum mới (Forking là từ dùng để chỉ thời điểm mã nguồn của một chương trình cũ được sử dụng để tạo một chương trình mới.)

Tìm hiểu về ETH coin

Tính đến tháng 10/2021, có khoảng 118 triệu ether. Dĩ nhiên, người dùng vẫn có thể “đào” thêm ETH, nhưng tổng số ETH phát hành hàng năm vẫn bị giới hạn. Như vậy, ETH không giống với Bitcoin hay Dogecoin - 2 đồng coin phổ biến khác trên thị trường. Bitcoin chỉ có tổng cộng 21 triệu đồng coin và càng ngày càng khó khai thác, trong khi Dogecoin lại không giới hạn tổng số coin được phát hành ra thị trường.

Đồng Ether và nhiều đồng coin khác có thể được được “đào” - tức là giải quyết các thuật toán để xác thực giao dịch. Tuy nhiên, giao thức Proof of Work gây tốn kém và tốn năng lượng, cũng như dễ làm tắc nghẽn mạng nên Ethereum tiến đến sử dụng giao thức Proof of Stake để chứng minh giao dịch. Giao thức này lại gây khó khăn cho các thợ đào trong việc tạo ra các đồng tiền mới.

Hiện nay, những người muốn sở hữu ETH về cơ bản sẽ đặt cọc các khoản riêng để nắm giữ tiền điện tử và xác nhận giao dịch. Các nhà đầu tư có thể mất tiền nếu các giao dịch được xác minh là không tuân thủ các quy tắc của Ethereum. Như vậy, việc chuyển đổi cũng như phí giao dịch bị “đốt cháy” sẽ dẫn đến ít đồng Ether tồn tại hơn và làm giá trị của đồng coin này tăng vọt.

Giá ETH hôm nay? Giá Ethereum mới nhất

ETH cũng như nhiều đồng coin giá trị thường có mức giá dao động theo từng giờ. Nên để cập nhật giá Ethereum mới nhất, bạn nên theo dõi ở các trang chuyên cập nhật giá tiền điện tử như Coinmarketcap, Binance, Coingecko, v.v.

Tính đến chiều ngày 24/03/2022, giá của 1 ETH = 3.044 USD.

Giá ETH hôm nay được cập nhật liên tục và chính xác trên nhiều trang web.

Mua Ethereum như thế nào? Cách mua Ethereum ETH

Cũng tương tự như nhiều đồng coin khác, nhà đầu tư cần giao dịch mua bán Ether trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Có rất nhiều sàn giao dịch tiền điện tử hỗ trợ giao dịch đồng ETH Ethereum, ví dụ như Coinbase, Kraken, Gemini, Binance, v.v. Tìm hiểu thêm về sàn giao dịch tiền điện tử qua bài viết của OnCredit.

Có nên mua Ethereum hay không?

Ethereum là đồng coin có giá trị thứ hai trên thị trường, và nếu Bitcoin được coi là vàng thì Ether sẽ được coi là bạc. Cũng như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, việc đầu tư mua Ether ETH cũng có rủi ro không thể tránh khỏi.

Vì thị trường tiền điện tử biến động nhiều và khó lường, trước khi đầu tư vốn vào Ethereum hoặc bất kỳ đồng coin nào khác, hãy học hỏi và nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này. Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn tiền điện tử để đa dạng hóa danh mục đầu tư của bản thân, tuy nhiên không nên đổ toàn bộ tiền vốn của bạn vào coin.

Tương lai của Ethereum

Giá của đồng Ethereum đã tăng cao trong những tháng gần đây, từ khi Ethereum được ứng dụng để xây dựng các dự án tài chính phi tập trung và NFT. Nên có thể nói Ethereum vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cũng thu hút nhiều nhà đầu tư mới.

Tuy nhiên, nền tảng này hiện đang chuyển đổi lên Ethereum 2.0, nên khả năng cạnh tranh với các đối thủ vẫn còn bỏ ngỏ. 

Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể đầu tư vào ETH cũng như khám phá những ứng dụng của Ethereum, nhưng hãy luôn tỉnh táo và cẩn thận trước mọi thay đổi và biến động của thị trường.

Bài viết có chứa thông tin lược dịch từ các trang Techtarget, Bankrate và Cointelegraph.

Thông tin được biên tập bởi: OnCredit.vn

0% KHOẢN VAY ĐẦU TIÊN*
Số tiền vay
Thanh toán đúng hạn và đăng ký khoản vay mới để tăng hạn mức vay!
Khoản vay:
Lãi và Phí:
0 ₫
Số tiền thanh toán:
1.078.000 ₫
Thời hạn vay: 5 ngày

Bằng cách nhấp vào nút ĐĂNG KÝ VAY ở trên, bạn chấp thuận đã đọc và đồng ý với toàn bộ nội dung được quy định tại Điều khoản và Điều kiện, và Chính sách riêng tư.


  • -Số tiền thanh toán bao gồm tiền gốc, lãi và phí
  • -Khoản vay được duyệt có thể khác với yêu cầu của bạn
Ví dụ: Nếu khoản vay online đầu tiên là 500.000 ₫ (0% lãi, phí), tổng số tiền phải trả vào ngày đến hạn là 500.000 ₫. Nếu thanh toán đúng và đầy đủ như cam kết, Khách hàng có thể nhận được mã giảm giá lên đến 50% cho khoản vay online tiếp theo.
Hãy tìm mã khuyến mãi độc đáo trên các mạng xã hội
Gửi phản hồi
Chỉ một người dùng đã đăng ký mới có thể bình luận.

Bài viết hữu ích