GDP là gì? Tầm ảnh hưởng của chỉ số sức mạnh kinh tế
- 02873-036-527
- Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
- 500000-10000000 VND
- https://oncredit.vn/images/logo-img.svg

Thuật ngữ “GDP” là một cụm từ cực kỳ quen thuộc trên các kênh thông tin, đặc biệt là các kênh về tài chính, thời sự. Nếu bạn có thắc mắc về chỉ số GDP là gì, tính GDP như thế nào, cũng như ý nghĩa của GDP là gì, hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé:
Chỉ số GDP là gì? GDP có ý nghĩa như thế nào?
GDP là viết tắt của từ gì? GDP là từ viết tắt của cụm Gross Domestic Product – dịch ra là tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm nội địa). Chỉ số GDP chỉ ra giá trị thị trường của mọi sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) cuối cùng được sản xuất tại một lãnh thổ nhất định (1 quốc gia/vùng lãnh thổ) trong một gian đoạn nhất định (thường là 1 năm).
Trong những năm gần đây, nhiều tài liệu còn sử dụng các thuật ngữ chi tiết hơn như NGDP hay RGDP. NGDP là National Gross Domestic Product dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, RGDP là Regional (hoặc Provincial) Gross Domestic Product dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa tại từng địa phương.
Chỉ số GDP thể hiện tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế
Có thể bạn quan tâm:
- Tiền Việt Nam được in ở đâu?
- Sàn giao dịch chứng khoán FPT có gì đặc biệt?
Nhìn chung, GDP là một trong những chỉ số thường dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia/vùng lãnh thổ nào đó.
GDP được tính theo tổng số lượng của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta thường tính GDP theo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm.
GDP Per Capita là gì?
GDP Per Capita, tiếng Việt là chỉ số GDP bình quân đầu người, là một chỉ số phổ biến hơn, giúp phản ánh mức thu nhập cá nhân hay mức sống của người dân trong một nước/ vùng/ lãnh thổ/ quốc gia. Muốn tính được chỉ số GDP bình quân đầu người, ta sẽ chia tổng GDP của một quốc gia cho tổng số dân của quốc gia đó tại cùng 1 thời kỳ.
GDP Per Capita là gì? Chỉ số GDP bình quân đầu người có thể phản ánh mức thu nhập bình quân tại một quốc gia. Tuy nhiên con số này chỉ ở mức tương đối, không đại diện hết cho các tầng lớp trong xã hội, những quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc mức sống của quốc gia đó sẽ cao.
GDP PPP là gì?
PPP là viết tắt của cụm từ Purchasing Power Parity, tiếng Việt có nghĩa là sức mua tương đương hay sức mua ngang giá. Vì sản phẩm ở các nước khác nhau sẽ có giá khác nhau, PPP sẽ thể hiện một đơn vị tiền tệ tại một nước có thể bằng bao nhiêu so với đơn vị đo lường quốc tế (thường tính theo USD).
Nói dễ hiểu hơn, GDP là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội, còn PPP là sức mua tương đương. Vậy GDP PPP chính là chỉ số để tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước.
Ví dụ: 1 USD có thể mua được 1 lon nước ngọt ở Mỹ, nhưng nếu ở Việt Nam thì có thể mua 2 lon nước ngọt cùng loại.
Hoặc ví dụ thu nhập trung bình của một nhân viên tại Việt Nam là 500 USD thì có thể tương đương với một nhân viên tại Mỹ có mức lương là 1500 USD.
Vậy nên để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia, người ta thường điều chỉnh GDP theo PPP.
Từ GDP, một quốc gia/vùng lãnh thổ có thể xây dựng các chiến lược thích hợp để phát triển kinh tế. Ảnh: Đà Nẵng, Việt Nam
GDP Deflator là gì?
Trước khi tìm hiểu GDP Deflator là gì, bạn cần hiểu được khái niệm về GDP danh nghĩa và GDP thực tế:
+ GDP danh nghĩa (nominal GDP) là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm đó.
+ GDP thực tế (real GDP) là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm cơ sở (mức giá đã được điều chỉnh theo lạm phát).
GDP Deflator là chỉ số giảm phát GDP và được tính bằng tỉ số giữa giá trị của GDP danh nghĩa trên GDP thực tế và nhân với 100.
Chỉ số giảm phát GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình trong thời gian nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu % so với mức giá của năm cơ sở. (GDP của Việt Nam công bố được tính theo giá của năm 1994).
Tính GDP như thế nào? Các cách tính GDP
Chỉ số GDP có thể được tính theo 3 cách tính: đó là phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng cuối cùng và phương pháp thu nhập. Dù tính theo cách này thì kết quả cuối cùng sẽ là như nhau.
Tính GDP theo phương pháp sản xuất
Công thức: GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Tính theo góc độ sản xuất, GDP chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một quốc giá/vùng lãnh thổ trong một thời gian nhất định.
Theo công thức này, giá trị tăng thêm có thể gồm: thu nhập của người sản xuất, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư…
Tính GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng
Tính theo góc độ sử dụng, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất - nhập khẩu của một đất nước.
Công thức: GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
C: là tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình tại quốc gia đó
I: là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư
G: là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
NX: là xuất khẩu ròng (= “giá trị xuất khẩu” – “giá trị nhập khẩu”), thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu tại quốc gia đó.
Tính GDP theo phương pháp thu nhập
Tính theo góc độ thu nhập, GDP bao gồm thu nhập của người lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, thuế sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong cùng 1 thời kỳ tại 1 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Công thức: GDP = W + R + I + Pr + Ti + De
Trong đó:
W: là tiền lương
R: là tiền thuê
I: là tiền lãi
Pr: là lợi nhuận
Ti: là các khoản thuế đánh vào dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).
De: là khấu hao tài sản cố định
Dù tính theo cách nào, chỉ số GDP cuối cùng vẫn như nhau
Chỉ số GDP có ý nghĩa gì?
Việc tính toán chỉ số GDP có mục đích chủ yếu là đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước, từ đó xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển kinh tế (ngắn hạn và dài hạn) phù hợp.
Thông qua chỉ số GDP Per Capita (GDP bình quân đầu người), ta biết được mức thu nhập tương đối và chất lượng cuộc sống của người dân tại các quốc gia.
Tuy nhiên, GDP cũng chưa phản ánh đầy đủ về kinh tế một quốc gia: GDP không định lượng được giá trị của những sản phẩm không được ghi lại trên giấy tờ, các hoạt động giao dịch tại “chợ đen”, các công việc tình nguyện hay sản xuất hộ gia đình (tự cung tự cấp).
Dù bản thân vẫn có điểm hạn chế nhưng GDP vẫn là một công cụ chính hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ở cả quy mô vi mô và vĩ mô.
Thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn:
- Vay tín chấp lãi suất thấp, thủ tục đơn giản nhất
- Vay tiêu dùng tín chấp giải ngân cực kỳ nhanh
- Vay tiền trả góp theo tháng, không chứng minh thu nhập
- Vay tiền bằng CMND giải ngân siêu tốc chỉ trong 20 phút
Thông tin được biên tập bởi: OnCredit.vn