Tổng đài chăm sóc khách hàng
1900 63 65 27
Hỗ trợ thanh toán khoản vay
0287 307 6527
  • 08:00 – 20:30, Thứ Hai – Chủ Nhật
Vay tiền Online   Blog - Chia sẻ kiến thức tổng hợp tài chính tiêu dùng hữu ích   Lãi suất tái chiết khấu là gì? Quy định về lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu là gì? Quy định về lãi suất tái chiết khấu

  • 02873-036-527
  • Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
  • 500000-10000000 VND
  • https://oncredit.vn/images/logo-img.svg
26 tháng 2 2021

Khi nhắc đến mảng ngân hàng hay cung cấp vốn đầu tư, chúng ta sẽ bắt gặp những khái niệm như lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn. Trong bài viết dưới đây, OnCredit đưa bạn tìm hiểu chi tiết về lãi suất tái chiết khấu là gì cũng những vấn đề liên quan:

Khái niệm “Lãi suất tái chiết khấu là gì”

Định nghĩa: Lãi suất tái chiết khấu là mức lãi được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…).

Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác. Lãi suất này có thể được áp dụng cho những giấy tờ có giá chưa tới hạn thanh toán như: hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu…

Phía ngân hàng trả tiền cho người sở hữu giấy tờ có giá đó để đổi lấy một khoản tiền lời, khoản lời này chính là lãi suất chiết khấu. Nếu các ngân hàng này cần tiền những các giấy tờ này chưa đến hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ bán lại các khoản thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt.

lãi suất tái chiết khấu là gì - vay tiền qua app

Lãi suất tái chiết khấu là gì? Đây là mức lãi được áp dụng cho nhiều loại giấy tờ có giá

Vai trò của lãi suất tái chiết khấu

Còn lãi suất chiết khấu là mức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước áp dụng vào các khoản tiền được các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn tại ngân hàng thương mại. Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu đều có ảnh hưởng đến việc quyết định mức lãi suất của các sản phẩm tại từng ngân hàng.

Trên đây là định nghĩa về lãi suất tái chiết khấu là gì. Vậy lãi suất tái chiết khấu có vai trò gì?

Có thể nói, lãi suất tái chiết khấu quan trọng đối với việc kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Bên cạnh đó, tại các ngân hàng thương mại thì lãi suất tái chiết khấu cũng là mức lãi suất gốc để ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.

lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu - vay tiền bằng CMND

Lãi suất tái chiết khấu cũng có vai trò rất quan trọng

Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều là lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho Ngân hàng thương mại. Tài sản thế chấp ở đây đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn...

Ngoài lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, chúng ta cũng cần hiểu rõ về lãi suất tái cấp vốn. Cụ thể hơn, có thể so sánh qua bảng sau:

 

Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu

Đối tượng áp dụng

Các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại

Các giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu…

Tài sản dùng để thế chấp

Các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao như trái phiếu Chính quyền địa phương

Các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn, như tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Tùy vào loại chứng từ được sử dụng để chiết khấu, vào các khoản vay của ngân hàng, vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ, các mức lãi suất này sẽ khác nhau trong từng thời điểm.

Nhìn chung, lãi suất tái cấp vốn cũng tương tự như lãi suất tái chiết khấu. Nhưng đối tượng được áp dụng lãi suất tái cấp vốn là các khoản cho vay của ngân hàng thương mại. Rồi sau này phía ngân hàng sẽ bán lại các khoản này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt.

lãi suất tái chiết khấu là gì - vay tiền mặt tín chấp

Nên phân biệt rõ ràng lãi suất tái cấp vốn với lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu ảnh hưởng bởi những nguyên nhân nào?

  • Lạm phát
  • Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường
  • Rủi ro và kỳ hạn tín dụng
  • Chính sách Tiền tệ của Chính phủ:

+ Khi lãi suất thị trường tăng, nhu cầu tiêu dùng đầu tư giảm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu.

+ Khi lãi suất thị trường giảm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho những ngân hàng thương nghiệp. Từ đó, các ngân hàng thương mại buộc phải tăng lãi suất cho vay để điều tiết thị trường.

Bên cạnh đó, lãi suất tái chiết khấu cũng chịu tác động của các yếu tố khác như là sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, tỷ giá hối đoái, các thể chế tài chính trung gian, tình hình cân đối ngân sách và chính sách tài khóa của Nhà nước,…

lãi suất tái chiết khấu - OnCredit tư vấn vay online

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định lãi suất tái chiết khấu

Với phần thông tin bên trên, mong rằng bạn đã hiểu sơ bộ về lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng như phân biệt được 2 loại lãi suất này. Nếu bạn đang có thắc mắc cần giải đáp về tài chính - ngân hàng, bạn có thể tham khảo các bài viết của OnCredit để được biết thêm thông tin. Ngoài ra, chúng tôi hiện có hỗ trợ tư vấn vay tiền mặt online chỉ cần CMND, bạn có thể tham khảo ngay nếu có nhu cầu:

Thông tin được biên tập bởi: OnCredit.vn

0% KHOẢN VAY ĐẦU TIÊN
Số tiền vay
Thanh toán đúng hạn và đăng ký khoản vay mới để tăng hạn mức vay!
Khoản vay:
Lãi và Phí:
0 ₫
Số tiền thanh toán:
1.078.000 ₫

Bằng cách nhấp vào nút ĐĂNG KÝ VAY ở trên, bạn chấp thuận đã đọc và đồng ý với toàn bộ nội dung được quy định tại Điều khoản và Điều kiện, và Chính sách riêng tư.


  • -Số tiền thanh toán bao gồm tiền gốc, lãi và phí
  • -Khoản vay được duyệt có thể khác với yêu cầu của bạn
Ví dụ: Nếu khoản vay online đầu tiên là 500.000 ₫ (0% lãi, phí), tổng số tiền phải trả vào ngày đến hạn là 500.000 ₫. Nếu thanh toán đúng và đầy đủ như cam kết, Khách hàng có thể nhận được mã giảm giá lên đến 50% cho khoản vay online tiếp theo.
Hãy tìm mã khuyến mãi độc đáo trên các mạng xã hội
Gửi phản hồi
Chỉ một người dùng đã đăng ký mới có thể bình luận.

Bài viết hữu ích