Lợi nhuận là gì? Công thức tính toán và chênh lệch với lợi nhuận gộp
- 02873-036-527
- Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
- 500000-10000000 VND
- https://oncredit.vn/images/logo-img.svg

Khái niệm lợi nhuận ròng hay lãi ròng là gì? Có thể chúng ta đã nghe đến ‘lợi nhuận ròng’ hoặc ‘lãi ròng’ ở rất nhiều nơi, nhưng vẫn chưa biết chính xác đây là gì, thậm chí khái niệm này còn có thể bị hiểu sai. Lãi ròng là gì, làm thế nào để tính toán lợi nhuận ròng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức liên quan đến lãi ròng:
Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính toán lợi nhuận ròng chính xác nhất
Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng (còn được gọi là lãi ròng, thu nhập ròng hoặc có thể là lợi nhuận ròng) là lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí bỏ ra cho sản phẩm/dịch vụ, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh. Nói các khác, lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi tất cả các chi phí của một doanh nghiệp được thanh toán hết. Tuy vậy, định nghĩa về lợi nhuận ròng là gì có thể khác biệt ở từng nước. Ví dụ ở Mỹ, lợi nhuận ròng có nghĩa tương đương với thu nhập ròng hoặc có thể là lợi nhuận sau thuế.
Tuy vậy, thực tế thì việc tính toán lợi nhuận ròng có thể sẽ phức tạp hơn đối với các doanh nghiệp, tổ chức lớn. Vì các doanh nghiệp này còn cần phải phân loại và phân bổ doanh thu, chi phí phù hợp với phạm vi hoạt động của mình.
Ngoài ra, còn có khái niệm tỷ suất lợi nhuận ròng cũng có liên quan đến lợi nhuận ròng. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh thu, được tính theo tỷ lệ phần trăm của doanh nghiệp
Cách tính lợi nhuận ròng như thế nào?
Để tính lãi ròng/lợi nhuận ròng, chúng ta sử dụng công thức sau đây:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) - 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó:
- Tổng doanh thu: là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua việc buôn bán sản phẩm/dịch vụ của mình, đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng và các khoản hoàn trả.
- Tổng chi phí hoạt động bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí vay vốn kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao hàng, chi phí thu mua, chi phí sản xuất, tiền thuê, trả lương cho người lao động, v.v.
- Bên cạnh đó, các nhà kinh tế đã tìm ra một cách tính lợi nhuận ròng đơn giản hơn, đó là nhân tổng doanh thu của doanh nghiệp với 0,48 lần.
Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp X là 200 triệu đồng.
=> Lợi nhuận ròng = 0,48 × 200 = 96 triệu đồng
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Mức chi phí này nên dao động quanh mức 5%. Và nếu chi phí hoạt động được giảm xuống mức thấp nhất thì lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng cao và ngược lại.
Tại sao doanh nghiệp cần phải tính lợi nhuận ròng?
Ảnh hưởng đến công việc nội bộ của công ty.
Lợi nhuận ròng là khoản tiền cuối cùng mà chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông được phép sử dụng. Lợi nhuận cao hoặc thấp cũng giúp phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không tốt trong khoảng thời gian nhất định.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc đối với công ty cổ phần, lợi nhuận ròng sẽ là phần để cổ đông cân nhắc về quyền quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Phục vụ cho việc nghiên cứu tình hình kinh doanh
Trong quá trình đánh giá một công ty có hoạt động có ổn định hay không, chúng ta cần xem xét tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu. Nếu tỷ suất lợi nhuận ròng càng cao có nghĩa là công ty hoạt động hiệu quả và kinh doanh có lãi. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng đầu tư, rót vốn hoặc hợp tác với công ty hơn.
Là bằng chứng để vay vốn doanh nghiệp dễ dàng hơn
Để đăng ký vay vốn, một doanh nghiệp cần chứng minh được khả năng tài chính của mình, cụ thể là qua lãi ròng. Phía ngân hàng sẽ lấy con số này làm bằng chứng, kiểm tra độ uy tín để quyết định cho doanh nghiệp vay hoặc không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính lợi nhuận ròng
Khi nhìn vào công thức tính lợi nhuận ròng, bạn có thể xác định các yếu tố tác động đến lãi ròng đó là:
- Tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, các chi phí cao hơn lợi nhuận thu được thì lợi nhuận ròng cũng bị ảnh hưởng.
- Doanh thu của doanh nghiệp: Nguồn doanh thu của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu vốn đầu tư và thu nhập khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần nộp thuế thu nhập DN theo quy định nhà nước. Vậy nên mức thuế này không thể tăng hay giảm theo ý muốn. Doanh nghiệp cần có đầy đủ chứng từ chứng minh được các dịch vụ/sản phẩm của mình bán ra để xác định thu nhập chịu thuế chính xác.
Vai trò của lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Đánh giá lợi nhuận ròng giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình ở mức phù hợp, cụ thể như:
- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Từ lợi nhuận ròng, chúng ta có thể biết tổng doanh thu của doanh nghiệp bằng bao nhiêu % giá trị của lợi nhuận. Và từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại (đang lãi hay lỗ).
- Nếu giá trị sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn, thì tức là lợi nhuận cũng càng lớn. Ngược lại nếu giá trị sau thuế nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ lỗ vốn, phá sản. Lúc đó, ban giám đốc, điều hành doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm cách giải quyết, định hướng và xây dựng chiến lược mới cho doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng ở từng ngành nghề kinh doanh là khác nhau. Vậy nên những chuyên gia phân tích tài chính chỉ có thể so sánh tỷ số này giữa doanh nghiệp với tỷ số bình quân của toàn ngành hoặc của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và tại cùng một thời điểm.
- Thuế doanh nghiệp hiện tại tương đối cao nên doanh nghiệp cần tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi ích kinh tế chung cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiết giảm chi phí hoạt động tối đa dưới 30% tổng doanh thu các mặt hàng để đảm bảo nâng cao lợi nhuận.
Làm sao để tăng lợi nhuận ròng một cách hiệu quả?
- Đầu tiên, doanh nghiệp nên nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có thể quy đổi thành tiền, đặc biệt là tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao.
- Đối với tình hình hoạt động chưa tốt, doanh nghiệp cần đổi mới phương án hoạt động. Hoặc nếu tình hình vẫn ổn và có tiềm năng phát triển, doanh nghiệp có thể chọn gia tăng quy mô sản xuất.
- Đặc biệt, để tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều giá trị hơn, các doanh nghiệp nên ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
- Và các doanh nghiệp cũng cần có phương án dự phòng trong kinh doanh. Ví dụ cụ thể là hoạt động kinh doanh lĩnh vực phụ, với quy mô nhỏ hơn, từ đó hỗ trợ trong việc phát triển lĩnh vực cốt lõi.
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc lợi nhuận ròng là gì, công thức tính lợi nhuận/ lãi ròng là gì và các thông tin khác cùng chủ để. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về kinh doanh, tài chính tại mục Blog trên trang web OnCredit.vn.
Thông tin được biên tập bởi: OnCredit.vn