Tổng đài chăm sóc khách hàng
1900 63 65 27
Hỗ trợ thanh toán khoản vay
0287 307 6527
  • 08:00 – 20:30, Thứ Hai – Chủ Nhật
Vay tiền Online   Blog - Chia sẻ kiến thức tổng hợp tài chính tiêu dùng hữu ích   Vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

  • 02873-036-527
  • Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
  • 500000-10000000 VND
  • https://oncredit.vn/images/logo-img.svg
25 tháng 12 2020

Đối với một doanh nghiệp, từ khi thành lập và bắt đầu hoạt động sẽ cần có một số vốn nhất định, hình thành từ các nguồn khác nhau. Về cơ bản, vốn của doanh nghiệp sẽ gồm có Vốn nợ và Vốn chủ sở hữu (tiếng anh là Equtiy). Vậy vốn chủ sở hữu là gì?

Có thể bạn quan tâm: Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì? Tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu (còn gọi là tài sản ròng) là phần tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các cổ đông trong các công ty cổ phần hoặc các thành viên trong công ty liên doanh.

Vốn chủ sở hữu tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh, vốn chủ sở hữu được gọi là equity, hoặc owner's equity hay stockholders’ equity.

Song song với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp còn phải có vốn điều lệ (Charter capital hoặc Authorised capital). Vốn điều lệ là tổng tài sản của các cổ đông hoặc thành viên đóng góp (góp vốn có thời hạn) và được ghi vào điều lệ của công ty, doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu - OnCredit tư vấn vay tiền online

Vốn chủ sở hữu là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu có chức năng gì?

Mục đích chính khi sử dụng vốn chủ sở hữu là duy trì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó sẽ được chia ra theo tỷ lệ góp vốn.

Bên cạnh đó, đối với các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc do việc kinh doanh không có lãi dẫn đến thua lỗ sẽ phải sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu này để chi trả. Số vốn của chủ doanh nghiệp có thể bị âm nếu doanh nghiệp đó nợ tổng số tiền quá lớn.

Đặc biệt, trong trường hợp công ty, doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động thì phải dùng phần vốn này để trả lỗ. Phần còn lại sau khi trả nợ sẽ chia lại cho các cổ đông/các thành viên theo tỷ lệ góp vốn của từng người.

Tóm lại, vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt nhất có thể.

Vốn chủ sở hữu - OnCredit tư vấn vay tiền nhanh

Vốn sở hữu là chỉ số rất quan trọng với doanh nghiệp

Tham khảo bài viết: Doanh thu thuần là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Vốn khác của chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Vốn đầu tư: Là số vốn thực tế do cổ đông đóng góp. Tài sản để đóng góp vào vốn đầu tư có thể là tiền nội tệ (Việt Nam đồng), ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, quyền sở hữu đất,… Số vốn này được góp và ghi nhận theo giá cổ phiếu.

+ Lợi nhuận từ kinh doanh: Vốn chủ sở hữu được tính từ các khoản lợi nhuận thu được, tất nhiên là đã trừ đi các khoản bị mất. Đây cũng là khoảng chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động.

+ Vốn chủ sở hữu trong nghiệp vụ mua bán chứng khoán lại được hiểu là giá trị của chứng khoán trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.

+ Vốn từ nguồn chênh lệch đánh giá tài sản: Các tài sản này có thể là tài sản cố định, bất động sản, các hàng tồn kho… Lúc này vốn chủ sở hữu được hiểu đơn giản là: phần chủ sở hữu tài sản nhận được sau khi bán tài sản đó và trả hết phần nợ của mình.

+ Vốn từ các nguồn khác: ngoài những kênh kể trên, nhiều công ty, doanh nghiệp còn có các hình thức gọi vốn khác, ví dụ: vốn chủ sở hữu từ các nguồn như tặng, tài trợ,...

Các công ty, doanh nghiệp còn có thể huy động vốn bằng cách phát triển sản xuất để quay vòng vốn, huy động vốn từ ngân hàng, phát hành trái phiếu/cổ phiếu …

Vốn chủ sở hữu là gì? - Vay tiền bằng CMND

Loại vốn này cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau

Cách tính vốn chủ sở hữu

Như đã nói bên trên, mức chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản và tổng giá trị các khoản nợ chính là bằng vốn chủ sở hữu. Vậy nên công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ là:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Tức là nếu doanh nghiệp đang có nhiều khoản nợ và tổng giá trị khoản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản thì vốn chủ sở hữu sẽ âm. Nếu công ty, doanh nghiệp đang trong quá trình thanh lý tài sản thì vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ.

Nếu loại vốn này bị âm, doanh nghiệp sẽ khó có khả năng quay vòng vốn và đầu tư sản xuất kinh doanh hay mở rộng thị trường, dẫn tới thu hẹp quy mô doanh nghiệp. Nếu để lâu dài, không tìm cách khắc phục số nợ của công ty, doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và tệ hơn cả là bị phá sản. Doanh nghiệp nên có định hướng đúng đắn, rõ ràng để phát triển đều đặn và vững mạnh hơn.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: OnCredit.vn

KHOẢN VAY ĐẦU TIÊN
Số tiền vay
Thanh toán đúng hạn và đăng ký khoản vay mới để tăng hạn mức vay!
Khoản vay:
Lãi và Phí:
0 ₫
Số tiền thanh toán:
1.078.000 ₫

Bằng cách nhấp vào nút ĐĂNG KÝ VAY ở trên, bạn chấp thuận đã đọc và đồng ý với toàn bộ nội dung được quy định tại Điều khoản và Điều kiện, và Chính sách riêng tư.


  • -Số tiền thanh toán bao gồm tiền gốc, lãi và phí
  • -Khoản vay được duyệt có thể khác với yêu cầu của bạn
Ví dụ: Nếu khoản vay online đầu tiên là 500.000 ₫ (0% lãi, phí), tổng số tiền phải trả vào ngày đến hạn là 500.000 ₫. Nếu thanh toán đúng và đầy đủ như cam kết, Khách hàng có thể nhận được mã giảm giá lên đến 50% cho khoản vay online tiếp theo.
Hãy tìm mã khuyến mãi độc đáo trên các mạng xã hội
Gửi phản hồi
Chỉ một người dùng đã đăng ký mới có thể bình luận.

Bài viết hữu ích